Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới".
- 04/09/2024 14:11
https://vietnamnet.vn/toan-van-bai-viet-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-ve-chuyen-doi-so-2317731.html
Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sơn La tháng 7 và 7 tháng năm 2024
- 29/07/2024 14:20
BÁO CÁOTình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024 1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản a. Nông nghiệp Tính đến ngày 15/7, diện tích lúa vụ mùa đã gieo cấy ước đạt 28.682 ha, so với cùng kỳ năm trước diện tích gieo cấy giảm 2,54% (749 ha) Diện tích gieo trồng ngô ước đạt 68.281 ha giảm 4,98% so với cùng kỳ. Cây hàng năm khác: Khoai lang 170 ha, tăng 2,41% so với cùng kỳ năm trước; sắn 44.098 ha, giảm 2,7%; mía 10.136 ha, tăng 3,27%; đậu tương 115 ha; lạc 448 ha, giảm 12,67%; dong riềng 1.979 ha, giảm 3,37% và rau các loại 6.234 ha, tăng 1,20%. Tổng đàn trâu ước tính 111.149 con, giảm 1,51% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò ước đạt 398.586 con, tăng 2,34%, trong đó đàn bò sữa 26.850 con, tăng 0,13%; đàn lợn ước đạt 563.678 con (không tính lợn con chưa tách mẹ) tăng 0,28%; đàn gia cầm ước đạt 8.274 nghìn con, tăng 3,41% do giá cả ổn định và không bị dịch bệnh. b. Lâm nghiệp Tính chung 7 tháng năm 2024 toàn tỉnh đã trồng được 223,6 ha tăng 20,02% (37,3 ha) so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 12.468 m³, giảm 25,74% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác ước đạt 532.753 ste, tăng 0,18%. c. Thủy sản Tổng sản lượng thủy sản 7 tháng năm 2024 ước đạt 5.441,5 tấn, tăng 2,14% so với cùng kỳ năm trước. Chia ra: Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 4.664,5 tấn, tăng 1,77%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 777 tấn, tăng 4,44 2. Sản xuất công nghiệp Chỉ số IIP 7 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 26,40% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,98%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,32%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 35,15% do cùng kỳ năm trước mưa ít, khô hạn, lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp, 7 tháng đầu năm nay mưa nhiều, lưu lượng nước tại các hồ thủy điện cao nên sản lượng điện sản xuất tăng; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,38%. Tính chung 7 tháng năm 2024, chỉ số sử dụng lao động ngành công nghiệp giảm 5,05% so với cùng kỳ. Tính theo ngành công nghiệp: chỉ số sử dụng lao động ngành khai khoáng giảm 32,78%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 6,0%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,25%; ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,13%. 3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh đến tháng 7/2024 dự kiến đạt 3.619 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 76.830,54 tỷ đồng. Từ ngày 16/6/2024 đến ngày 15/7/2024 toàn tỉnh thành lập mới 99 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc, tăng 241,3% so với cùng kỳ năm trước; tạm ngừng kinh doanh 17 doanh nghiệp, đơn vị trực tăng 70%; giải thể 54 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc. 4. Vốn đầu tư Ước tính 7 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 1.897,6 tỷ đồng bằng 49,42% kế hoạch năm trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước thực hiện 1.573,9 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước thực hiện 323,7 tỷ đồng. 5. Thương mại, dịch vụ, vận tải và giá cả Doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm 2024 ước đạt 20.929,4 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước tăng 13,13%, trong đó các nhóm ngành hàng tăng mạnh như: Lương thực, thực phẩm tăng 16,39%; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 15,01%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 14,39%; các nhóm ngành hàng còn lại tăng từ 5,93% đến 12,54%. Doanh thu hoạt động dịch vụ 7 tháng năm 2024 ước tính đạt 5.749 tỷ đồng, tăng 8,87% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 2.700 tỷ đồng, tăng 18,92%; dịch vụ lữ hành ước đạt 16,9 tỷ đồng, tăng 21,91%; dịch vụ khác ước đạt 3.031,8 tỷ đồng, tăng 3,18%. Vận tải hành khách: Doanh thu vận tải hành khách 7 tháng năm 2024 ước tính 326,3 tỷ đồng, tăng 17,52% so với cùng kỳ năm trước (trong đó doanh thu vận tải hành khách đường bộ đạt 317,5 tỷ đồng, tăng 17,75%). Vận tải hàng hóa: Doanh thu vận tải hàng hoá 7 tháng năm 2024 ước tính 1.747,7 tỷ đồng, tăng 10,71% so với cùng kỳ năm trước (trong đó doanh thu vận tải hành khách đường bộ đạt 1.739,1 tỷ đồng, tăng 10,73%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2024 tăng 0,50% so với tháng trước, tăng 4,93% so với cùng kỳ năm trước, bình quân cùng kỳ tăng 3,65%. Chỉ số giá vàng tháng 7 năm 2024 giảm 5,33% so với tháng trước do chính sách điều tiết từ ngân hàng nhà nước và tăng 15,43% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 7 tháng năm 2024 tăng 19,75%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7 ổn định so với tháng trước và tăng 7,07% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 7 tháng năm 2024 tăng 5,78% so với cùng kỳ năm trước. 6. Một số vấn đề xã hội a. Lao động việc làm Chương trình việc làm: Chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho 2.005 người, luỹ kế 12.559 người. Công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được triển khai thực hiện, từ đầu năm đến thời điểm báo cáo đã kết nối thành công cho 140 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Phối hợp triển khai thực hiện các nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm. Tổng doanh số cho vay từ đầu năm đến 30/6/2024 là 125.532 triệu đồng với 1.896 dự án vay vốn tạo việc làm cho 1.896 lao động. Công tác giáo dục nghề nghiệp: Tính đến thời điểm báo cáo, trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo được 8.417/19.500 đạt 43,2% chỉ tiêu đào tạo năm 2024 (trong đó: trình độ trung cấp là 233 người; trình độ sơ cấp cho 1.937 người; đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng cho 67 người; tập huấn chuyển giao công nghệ cho 4.457 người; lao động mới đi làm tại các khu cụm doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh là 1.723 người). b. Giáo dục và đào tạo Tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và chấm thi, thanh tra chấm thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kết quả đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu như: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 99,84%, tăng so với 2023 là 0,12%; Điểm trung bình các môn thi đạt 6,40 điểm, tăng so với năm 2023 là 0,29 điểm; Số điểm 10 đạt 168 điểm, tăng so với năm 2023 là 6 điểm 10; Số học sinh trượt tốt nghiệp giảm 13 học sinh (năm 2023 là 18 học sinh). c. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân Hoạt động khám chữa bệnh: Trong tháng, số lượt khám bệnh là 119.655 lượt; bệnh nhân điều trị nội trú là 15.949 người; bệnh nhân điều trị ngoại trú 68.405 người; bệnh nhân chuyển tuyến 8.296 lượt (chuyển về Trung ương 461 lượt, chuyển tuyến tỉnh 1.016 lượt, chuyển tuyến huyện 6.819 lượt). Tình hình ngộ độc thực phẩm: Trong tháng ghi nhận 02 vụ ngộ độc thực phẩm, có 05 người mắc và đi viện; có 96 ca mắc rải rác. Không có ca tử vong do ngộ độc thực phẩm. d. Văn hóa, thông tin, thể thao Trong tháng Bảy tập trung tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền Ngày thương binh liệt sĩ 27/7; Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7; đảm bảo ANTT, ATGT, PCCC-CHCN…và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tháng 7/2024. Về thể thao thành tích cao: Duy trì công tác huấn luyện đào tạo 40 vận động viên đội tuyển tỉnh, 109 vận động viên đội trẻ, 47 vận động viên năng khiếu; tham dự 02 giải môn Điền kinh và Cầu lông giành 01HCV, 04 HCĐ. Ban hành Quyết định tham dự giải bóng đá nữ Vô địch quốc gia tại Hà Nội; Giải Vô địch Điền kinh trẻ quốc gia năm 2024; giải Vô địch quốc gia môn Pencak Silat trẻ quốc gia năm 2024; giải vô địch trẻ và thiếu niên Đẩy gậy quốc gia lần thứ III năm 2024; giải Cầu lông Bóng bàn gia đình toàn quốc năm 2024; Quyết định cử vận động viên tập huấn đội tuyển trẻ quốc gia môn Taekwondo; Quyết định thải loại vận động viên… e. An toàn giao thông Trong tháng xảy ra 09 vụ, làm chết 07 người, bị thương 06 người (bằng số vụ, tăng 02 người chết, giảm 02 người bị thương). Tính chung 7 tháng năm nay trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 91 vụ tai nạn giao thông, làm 62 người chết, 89 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước số vụ tăng hơn 4 lần (75 vụ), số người chết tăng 264,71% (45 người), số người bị thương tăng hơn 3 lần (68 người). f. Thiệt hại do thiên tai Tính chung 7 tháng năm nay (tính đến 20/7), trên địa bàn tỉnh xảy ra 20 vụ rét đậm, rét hại, mưa đá, mưa lớn, giông lốc hạn hán, nắng nóng. Các vụ thiên tai đã gây thiệt hại cả về người và vật chất, cụ thể như sau: Thiệt hại về người: 02 người chết, 03 người bị thương. Thiệt hại về vật chất: Nhà ở từ 30% trở lên 1.305 nhà; thiệt hại về gia súc, gia cầm 817 con (112 con gia súc, 705 con gia cầm); thiệt hại về nông, lâm nghiệp là 8.311 ha (1.945,3 ha lúa; 31,76 ha mạ; 420,73 ha rau màu, hoa màu; 262,3 ha cây trồng lâu năm; 1.520,47 ha cây trồng hằng năm; 4.277,2 ha cây ăn quả tập trung; 0,9 ha rừng hiện có); 11,04 ha ao cá truyền thống bị thiệt hại; 76 cột điện bị đổ, gãy; ... ; tổng giá trị thiệt hại ước tính 151.291,1 triệu đồng.
TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI THÁNG 6 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
- 10/07/2024 16:41
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI THÁNG 6 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA I. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính 6 tháng đầu năm 2024 theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 14.649,8 tỷ đồng tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước, xét về tốc độ đứng thứ 14 vùng Trung du và miền núi phía Bắc và đứng thứ 62 cả nước. Trong đó: Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 3.394,4 tỷ đồng tăng 0,59%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 3.417,8 tỷ đồng giảm 6,36%, làm giảm 1,60 điểm phần trăm, trong đó: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước đạt 2.054,9 tỷ đồng, giảm 13,67% (317,3 tỷ đồng), làm giảm 2,18 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của khu vực công nghiệp và xây dựng. Thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng nước từ thượng nguồn về các lòng hồ thủy điện giảm sâu khiến sản lượng điện sản xuất giảm kéo theo mức tăng trưởng âm của lĩnh vực sản xuất và phân phối điện trong 6 tháng đầu năm. Giá trị tăng thêm ngành xây dựng ước đạt 1.362,8 tỷ đồng, tăng 6,65% (85,0 tỷ đồng), đóng góp 0,58 điểm phần trăm vào khu vực công nghiệp và xây dựng. Khu vực dịch vụ ước đạt 6.985,3 tỷ đồng tăng 5,74%, đóng góp 2,61 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ tăng khá do làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch nhiều hoạt động được tổ chức như: tuần văn hóa, thể thao và du lịch huyện Quỳnh Nhai; ngày hội hoa Sơn Tra tại Mường La; lễ hội Hoa Ban tại Vân Hồ... thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm tại Sơn La thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng của các lĩnh vực trong ngành dịch vụ. Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy chiếm 21,91%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 25,46%; khu vực dịch vụ chiếm 46,83%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,80%. 2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản a. Nông nghiệp Lúa đông xuân: Diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2024 đạt 13.072 ha, năng suất sơ bộ đạt 57,06 tạ/ha, sản lượng sơ bộ đạt 74.586 tấn. Ngô vụ đông xuân: Diện tích gieo trồng 2.761 ha, tăng 12,05% (297 ha) so với chính thức vụ đông xuân năm 2023; năng suất sơ bộ đạt 40,63 tạ/ha, tăng 0,54%; sản lượng sơ bộ đạt 11.217 tấn, tăng 12,65%. Cây lâu năm: Ước tính 6 tháng đầu năm 2024, tổng diện tích cây lâu năm hiện có 104.094 ha, tăng 1,85% (1.888 ha) so với cùng kỳ năm trước, chia ra: nhóm cây ăn quả 70.977 ha, tăng 0,91%; nhóm cây công nghiệp lâu năm diện tích ước đạt 31.861 ha, tăng 3,69%. Chăn nuôi: Tổng đàn trâu ước tính 111.595 con, giảm 1,51% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò ước đạt 399.060 con, tăng 2,44%, trong đó đàn bò sữa 26.852 con, tăng 1,09%; đàn lợn ước đạt 563.696 con (không tính lợn con chưa tách mẹ) tăng 0,30%; đàn gia cầm ước đạt 8.290 nghìn con, tăng 3,60% do giá cả ổn định và không bị dịch bệnh. b. Lâm nghiệp Sáu tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã trồng được 124,3 ha rừng, tăng 4,28% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 11.400 m³, giảm 27,71%; sản lượng củi khai thác ước đạt 464.795 ste, tăng 0,30%. c. Thủy sản Tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng 6 tháng ước đạt 4.662 tấn, tăng 2,34% (107 tấn) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 4.005 tấn, chiếm 85,91%; sản lượng khai thác ước đạt 657 tấn, chiếm 14,09%. 3. Sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2024 ước giảm 4,09%. Trong đó: Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 7,6%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,26%; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 5,12%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,18%. Chỉ số sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2024 giảm 4,8% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 7%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 0,59%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 49,24%. 4. Hoạt động của doanh nghiệp Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 15/6/2024 toàn tỉnh có 230 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 5,02% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn 57 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc, tăng 5,5% so với cùng kỳ; tạm ngừng kinh doanh 172 doanh nghiệp, đơn vị trực tăng 38,7%; giải thể 49 doanh nghiệp, giảm 2%. 5. Vốn đầu tư Ước tính tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2024 đạt 9.405,23 tỷ đồng, giảm 3,18% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: Nguồn vốn nhà nước đầu tư trên địa bàn đạt 2.714,28 tỷ đồng, chiếm 28,86%, so với cùng kỳ giảm 24,99%, trong đó: Vốn do trung ương quản lý ước đạt 450,21 tỷ đồng, chiếm 16,59%, vốn do địa phương quản lý ước đạt 2.264,07 tỷ đồng chiếm 83,41%. Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước ước đạt 6.639,44 tỷ đồng, chiếm 70,59%, so với cùng kỳ tăng 8,95%. 6. Thương mại, dịch vụ, vận tải, giá cả Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 18.000,2 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 12,58%. Một số nhóm ngành hàng có chỉ số tăng mạnh như: Lương thực, thực phẩm tăng 15,77%; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 15,15%; doang thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 13,95%. Các nhóm ngành hàng còn lại tăng từ 5,20% đến 12,30%. Doanh thu hoạt động dịch vụ 6 tháng năm 2024 ước tính đạt 4.912 tỷ đồng, tăng 9,15% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 2.300,7 tỷ đồng, tăng 19,69% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lữ hành ước đạt 14,4 tỷ đồng, tăng 22,02%; dịch vụ khác ước đạt 2.596,9 tỷ đồng, tăng 3,57%. Vận tải hành khách: Số lượt hành khách vận chuyển ước 6 tháng đầu năm 2024 đạt 2.787,37 nghìn lượt hành khách, tăng 15,48% so với cùng kỳ năm trước, số lượt hành khách luân chuyển ước 287.253,85 nghìn Hk.Km, tăng 18,02%. Dự tính doanh thu vận tải hành khách đạt 282,5 tỷ đồng, tăng 18,69%, trong đó doanh thu vận tải hành khách đường bộ đạt 274,9 tỷ đồng, tăng 18,93%. Vận tải hàng hóa: Dự ước 6 tháng đầu năm 2024 khối lượng hàng hóa vận chuyển 3.805,29 nghìn tấn, tăng 10,76% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước 478.592,22 nghìn Tấn.Km tăng 11,29%; doanh thu vận tải hàng hoá ước đạt 1.492 tỷ đồng, tăng 10,13% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 giảm 0,16% so với tháng trước, tăng 4,91% so với cùng kỳ năm trước, bình quân cùng kỳ tăng 3,44%. Chỉ số giá vàng tháng 6/2024 giảm 6,93% so với tháng trước và tăng 21,98% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 6 tháng tăng 20,48% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2024 ổn định so với tháng trước và tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 6 tháng tăng 5,56% so với cùng kỳ năm trước 7. Một số tình hình xã hội a. Lao động và việc làm Chương trình việc làm: Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ phát triển thị trường lao động tạo việc làm cho người lao động, tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, chính sách tiền lương, cải thiện quan hệ lao động. Đã phối hợp tổ chức 19 Hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm tại các xã, phường, thị trấn và tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh và 08 Ngày hội việc làm tại các huyện Mường La, Mộc Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Bắc Yên, Thành phố Sơn La, Trường Cao đẳng Sơn La với 21.506 lượt người lao động, học sinh, sinh viên tham gia. Công tác giáo dục nghề nghiệp: Tính đến thời điểm báo cáo, trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo được 7.178/19.500 lao động thuộc các cấp trình độ (tăng 124% so với cùng kỳ năm 2023). Tỷ lệ lao động qua đào tạo 6 tháng đầu năm 2024 đạt 61,46%, ước hết năm 2024 ước đạt 63%, tỷ lệ lao động được đào tạo được cấp văn bằng, chứng chỉ 28%. b. Giáo dục và đào tạo Năm học 2023 - 2024, tỉnh Sơn La có 610 trường mầm non, phổ thông, GDTX với 375.411 học sinh (có 15 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường TH-THCS-THPT ngoài công lập), 12.030 lớp học, 13.177 phòng học, 188 phòng học nhờ/mượn, 543 phòng học bộ môn, 1148 phòng phục vụ học tập và 938 phòng phục vụ các hoạt động khác. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 72,9%; phòng học bán kiên cố 24,7% (tăng 0,8 % so với năm học trước đạt 72.1%); phòng học tạm 2,4%; thiết bị tốt thiểu tính bình quân cấp học mầm non đạt 76,2% (tăng 1,2%); cấp tiểu học đạt 80,5% (tăng 2,8%); cấp THCS đạt 62.2% (tăng 5,5%); cấp học THPT - GDTX đạt 55,3% (tăng 2,9%). Toàn tỉnh có 400/597 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 67,0%, vượt 0,9% so với chỉ tiêu chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được giao năm 2024 (chỉ tiêu được giao năm 2024 là 66.10%). c. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân * Hoạt động Tiêm chủng mở rộng (Số liệu tính từ 01/01/2024 đến 31/5/2024) Tổ chức 11 lớp tập huấn cấp giấy chứng nhận về “Thực hành An toàn tiêm chủng” cho cán bộ làm tiêm chủng của 12/12 huyện, thành phố với tổng số 555 học viên. Kết quả tiêm chủng: Số trẻ được tiêm vắc xin Viêm gan B 24h đầu sau sinh là 5.835 trẻ đạt 28,2% (giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2023); trẻ dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ là 3.781 trẻ đạt 18.3% so với kế hoạch (giảm 12,5% so với cùng kỳ 2023); trẻ dưới 01 tuổi được tiêm Sởi là 8.452 trẻ đạt 40,9% (tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2023). * Tình hình ngộ độc thực phẩm Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội triển khai công tác truyền thông bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm, nhân bản và phân bổ sản phẩm truyền thông. Duy trì sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, trang thiết bị, vật dụng chủ động cùng các đơn vị có liên quan điều tra, xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố về ngộ độc thực phẩm đông người trên địa bàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận 02 vụ ngộ độc thực phẩm có 11 người mắc; có 346 ca mắc rải rác; không có ca tử vong do ngộ độc thực phẩm. d. Văn hóa, thông tin, thể thao Trong sáu tháng đầu năm 2024 tập trung tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2024. Thể thao thành tích cao: Duy trì công tác huấn luyện đào tạo 42 vận động viên đội tuyển tỉnh, 81 vận động viên đội trẻ, 50 vận động viên năng khiếu. Tham dự 08 giải thi đấu khu vực, toàn quốc và quốc tế giành được 06 HCV, 09HCB, 14 HCĐ; 04 Kiện tướng, 18 cấp 1; 13 vận động viên được triệu tập, tập huấn đội tuyển quốc gia. e. An toàn giao thông Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 82 vụ tai nạn giao thông, làm 55 người chết, 83 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước số vụ tăng hơn 3,5 lần (67 vụ), số người chết tăng 223,53% (38 người), số người bị thương tăng hơn 3 lần (64 người). f. Thiệt hại do thiên tai Trong 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 18 vụ rét đậm, rét hại, mưa đá, mưa lớn, giông lốc hạn hán, nắng nóng. Các vụ thiên tai đã gây thiệt hại cả về người và vật chất, cụ thể như sau: Thiệt hại về người: 02 người chết, 03 người bị thương. Thiệt hại về vật chất: Nhà ở từ 30% trở lên 1.301 nhà; thiệt hại về gia súc, gia cầm 757 con (127 con gia súc, 630 con gia cầm); thiệt hại về nông, lâm nghiệp là 8.311 ha (1.871,02 ha lúa; 6,86 ha mạ; 372,25 ha rau màu, hoa màu; 262,3 ha cây trồng lâu năm; 1.520,47 ha cây trồng hằng năm; 4.277,2 ha cây ăn quả tập trung; 0,9 ha rừng hiện có); 10,91 ha ao cá truyền thống bị thiệt hại; 31 điểm trường bị ảnh hưởng; 76 cột điện bị đổ, gãy; ... ; tổng giá trị thiệt hại ước tính 128.860,1 triệu đồng.
Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sơn La tháng 01 năm 2024
- 09/07/2024 09:38
BÁO CÁOTình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2024 I. SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh tháng 01 năm 2024 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi. Một số chỉ tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương tập trung làm đất và gieo trồng cây hằng năm vụ Đông Xuân đảm bảo tiến độ. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát; sản lượng thịt gia súc, gia cầm hơi xuất chuồng tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau: 1. Nông nghiệp 1.1. Sản xuất cây hàng năm vụ đông xuân Trong tháng, tập trung vào gieo cấy lúa đông xuân và gieo trồng cây màu vụ đông xuân. Tính đến 15/01/2024 toàn tỉnh ước tính gieo trồng được 83 ha lúa đông xuân, tăng 1,22% so với cùng kỳ năm trước (tập trung ở huyện Quỳnh Nhai); ngô 390 ha, tăng 0,26%; mía 9.805 ha, giảm 0,36%; rau các loại 2.520 ha, tăng 4,91% do một số địa phương khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình thực hiện đầu tư thâm canh tăng vụ, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, liên kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm, cung ứng ra thị trường sản phẩm rau an toàn, chất lượng cao. Thu hoạch sản phẩm cây hằng năm trong tháng: Ngô 355 tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 2,74% do diện tích thu hoạch giảm; mía 4.031 tấn, giảm 5,48%; rau các loại 4.334 tấn, tăng 1,95% do diện tích gieo trồng tăng. 1.2. Chăn nuôi Tháng Một, chăn nuôi vẫn được duy trì ổn định; công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được tăng cường. Tuy nhiên, trong tháng bệnh DTLCP vẫn xảy ra ở 03 huyện, thành phố: Mường La, Vân Hồ, Thành phố Sơn La. Số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy 21 con, tổng trọng lượng 595 kg. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Thuận Châu và Vân Hồ còn xảy ra một đợt rét đậm rét hại gây thiệt hại nhiều loại vật nuôi như trâu, bò, lợn… Tổng đàn trâu ước tính 112.209 con, giảm 1,96% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò ước đạt 393.525 con, tăng 3,07%, trong đó đàn bò sữa 27.750 con. Đàn bò phát triển khá do được hỗ trợ vốn, kỹ thuật chăn nuôi và có thị trường tiêu thụ và giá ổn định, hiệu quả kinh tế cao; đàn lợn ước đạt 542.162 con (không tính lợn con chưa tách mẹ) tăng 2,22% so với cùng kỳ do dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát; đàn gia cầm ước đạt 7.724 nghìn con, tăng 4,05%, trong đó tổng đàn gà là 6.475 nghìn con, tăng 3,45%, tổng đàn gia cầm tăng do giá cả ổn định và không bị dịch bệnh. Sản lượng xuất chuồng tháng Một: Thịt trâu hơi xuất chuồng ước tính 462 tấn, tăng 1,54% so với cùng kỳ năm trước; thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 636 tấn, tăng 3,92%; thịt lợn hơi xuất chuồng trong tháng ước đạt 4.818 tấn, tăng 5,75%; thịt hơi gia cầm ước đạt 1.299 tấn, tăng 4,67%, trong đó sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng ước đạt 1.020 tấn, tăng 4,08%; sản lượng trứng gia cầm ước đạt 7.406 nghìn quả, tăng 3,08%. 2. Lâm nghiệp Sản xuất lâm nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và chuẩn bị đủ số lượng, chất lượng cây giống phục vụ cho trồng rừng mới và trồng cây trồng phân tán theo kế hoạch năm 2024. Công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; tuyên truyền vận động người dân sống gần rừng, không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện thường xuyên, liên tục đặc biệt là trước, trong và sau tết Nguyên đán. Công tác tuyên truyền, tổ chức ký cam kết với chủ rừng, hộ gia đình thực hiện bảo vệ rừng ở các địa bàn trọng điểm được tăng cường. Các đơn vị chức năng chỉ đạo kiểm lâm địa bàn trực bảo vệ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng, thường xuyên nắm bắt tình hình về PCCCR từ hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến. Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra các vụ vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy, gây cháy rừng. Sản lượng gỗ khai thác tháng Một ước tính đạt 1.351 m³, giảm 3,15% so với cùng kỳ năm trước do diện tích rừng trồng chưa đến thời gian khai thác; sản lượng củi khai thác 78.442 ste, tăng 1,07%. Tiếp tục tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn, tổ chức tuần tra rừng, kiểm tra các hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến và kinh doanh lâm sản; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Tính từ ngày 14/12/2023 đến ngày 12/01/2024, toàn lực lượng đã kiểm tra, phát hiện và ra Quyết định xử phạt 33 vụ vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp, trong đó: Phá rừng trái pháp luật 19 vụ với diện tích thiệt hại 0,73 ha; khai thác lâm sản trái pháp luật 01 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 07 vụ. Tổng số tiền nộp Ngân sách nhà nước 140 triệu đồng 3. Thủy sản Tình hình nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tháng 01 về cơ bản ổn định, trong tổng diện tích nuôi trồng hình thức nuôi quảng canh là chủ yếu. Số diện tích thủy sản hiện có 3.000 ha, tăng 0,55% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thủy sản tháng Một ước đạt 895 tấn, tăng 4,05% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 857 tấn, tăng 3,82%; tôm đạt 25 tấn, tăng 7,76%; thủy sản khác 13 tấn, tăng 13,22% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước trong tháng đạt 770 tấn, tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: cá 762 tấn, thuỷ sản khác 8 tấn. Sản lượng thuỷ sản khai thác trong tháng ước đạt 125 tấn, tăng 4,7% trong đó: Cá 95 tấn; tôm 25 tấn; sản lượng thuỷ sản khác 5 tấn. Sản lượng thủy sản tăng là do diện tích nuôi trồng tăng và nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên địa bàn tăng trong dịp Tết Nguyên đán. II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 01 năm 2024 giảm 14,41% so với tháng trước và giảm 13,88% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính khiến chỉ số sản xuất công nghiệp giảm do sản lượng điện sản xuất giảm mạnh khi lưu lượng nước về các hồ thủy điện giảm, mặt khác hầu hết các thủy điện thực hiện tích nước để đảm bảo cung cứng đủ điện vào mùa khô. Tình hình sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2024 cụ thể như sau:1. Chỉ số sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất toàn ngành trong tháng ước tính giảm 14,41% so với tháng trước, trong đó: ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, và điều hòa không khí giảm 18,42% do lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp hơn so với trung bình nhiều năm; ngành công nghiệp khai khoáng giảm 17,89% so với tháng trước do các công trình xây dựng cơ bản đã chuyển sang giai đoạn hoàn thiện nhu cầu tiêu thụ đá giảm; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 9,20% do nguyên liệu đầu vào của một số sản phẩm ngành công nghiệp chế biến giảm khi vào cuối vụ sản xuất như: cà phê, chè, cao su…, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,35%. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 13,88%, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 43,03%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23,46%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,03%, sản xuất công nghiệp 3 ngành trên tăng do tháng 1/2023 trùng vào thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2023 nên số ngày sản xuất của các doanh nghiệp giảm (Tết Nguyên đán 2024 rơi vào tháng 02/2024); riêng ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 31,55% do mực nước tại các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh thấp và sự điều tiết sản sản xuất điện để đảm bảo mục tiêu tích nước thuỷ điện phục vụ vận hành mùa khô năm 2024 của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0). Chỉ số sản xuất công nghiệp một số ngành chủ yếu ĐVT: % Tháng 01/2024 so với kỳ trước Tháng 01/2024 so với cùng kỳ năm trước Tổng số 85,59 86,12 Chia theo ngành cấp 1 Khai khoáng 82,11 143,03 Công nghiệp chế biến chế tạo 90,80 123,46 Sản xuất và phân phối điện 81,58 68,45 Cung cấp nước và hoạt động xử lý chất thải 98,65 116,03 2. Sản xuất sản phẩm chủ yếu Tháng 01 năm 2024, hầu hết các sản phẩm công nghiệp sản xuất giảm so với tháng trước, trong đó: Đá xây dựng giảm 17,89%; cà phê rang nguyên hạt giảm 6,25%; nước tinh khiết giảm 3,20%; áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc giảm 48,18% do số lượng đơn hàng giảm; sản phẩm in khác giảm 5,39%; cao su giảm 40,33% do bước vào cuối vụ sản xuất; xi măng Portland đen giảm 30,45% do nhu cầu tiêu dùng giảm; điện sản xuất giảm 18,52%; điện thương phẩm giảm 12,97% do tháng 12 thực hiện thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ; nước uống được giảm 2,0%. Sản phẩm chè xanh hiện đã ngừng sản xuất do hết vụ. Có 6 sản phẩm tăng so với tháng trước: sữa tươi tiệt trùng tăng 0,38%; sữa chua, sữa và kem lên men hoặc axit hóa tăng 0,02%; tinh bột sắn tăng 1,30%; đường RS tăng 15,57% do đang bước vào chính vụ sản xuất; bã và phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường tăng 76,51%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại tăng 0,12%. Tháng 01 năm 2023 trùng vào thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2023 nên số ngày sản xuất của các doanh nghiệp giảm. Tháng 01 năm 2024 các doanh nghiệp hoạt động sản xuất bình thường nên hầu hết các sản phẩm công nghiệp sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Đá xây dựng tăng 43,03%; sữa tươi tiệt trùng tăng 17,47%; sữa chua, sữa và kem lên men hoặc axit hóa tăng 33,12%; tinh bột sắn tăng 76,80%; cà phê rang nguyên hạt tăng 25%; nước tinh khiết tăng 33,45%; áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 3,64%; cao su tăng 122,57%; xi măng Portland đen giảm 55,10%; điện thương phẩm tăng 0,44%; nước uống được tăng 22,28%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại tăng 10,07%. Các sản phẩm còn lại sản lượng sản xuất giảm, cụ thể: đường RS giảm 23,91% do so với cùng kỳ mùa vụ mía năm 2024 bị ảnh hưởng thời tiết nắng nóng, khô hạn xảy ra liên tục khiến nhiều diện tích mía đã dặm lại nhiều lần nhưng vẫn bị chết và phát triển kém; một số diện tích thu mua nguyên liệu của nhà máy mía đường với người dân hết hạn hợp đồng chưa thỏa thuận thống nhất được phương án sản xuất; bã và phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường giảm 25,42%; sản phẩm in khác giảm 29,83%; điện sản xuất giảm 32,01%. 3. Chỉ số sử dụng lao động ngành công nghiệp Ước tính chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 01 năm 2024 giảm 0,96% so với tháng trước, giảm 6,38% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,10% so với tháng trước, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 0,22%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 39,74% do công Ty TNHH Mỏ Niken Bản Phúc cắt giảm lao động đối với các lao động hết hợp đồng. Tính theo ngành công nghiệp, chỉ số sử dụng lao động ngành khai khoáng giảm 21,45% do công ty cắt giảm lao động, ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 0,16%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng và ngành hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ổn định. III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Từ 01-20/01/2024 toàn tỉnh ước tiếp nhận và xử lý 133 lượt hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước với tổng số vốn đăng ký 104,6 tỷ đồng, giảm 7,3% so với cùng kỳ, bình quân 6,5 tỷ đồng/doanh nghiệp; số hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử 130 hồ sơ, chiếm 98%; thành lập mới 34 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn 28 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc (22 doanh nghiệp, 06 đơn vị trực thuộc) tăng 21,7% so với cùng kỳ; tạm ngừng kinh doanh 106 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc tăng 23,2% so với cùng kỳ; giải thể 10 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc (05 doanh nghiệp; 05 đơn vị trực thuộc), tăng 66,6% so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh đến tháng 01/2024 dự kiến đạt 3.480 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 53.397 tỷ đồng. IV. THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ, VẬN TẢI, GIÁ CẢ Tháng 01 năm 2024 là tháng giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng sôi động, lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường lớn, đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của người dân. Mặt khác nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng cao trong dịp giáp Tết. Tuy nhiên, năm 2023 do tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên người dân tập trung chủ yếu chi tiêu cho một số nhóm hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và mua sắm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp trước và trong Tết như lương thực, thực phẩm, rượu, bia, nước, đồ dùng gia đình...Các đơn vị vận tải chủ động xây dựng kế hoạch phục vụ vận tải hành khách, hàng hoá và triển khai phương án tổ chức vận tải an toàn, thuận tiện phục vụ nhu cầu tăng cao của Nhân dân trong dịp Tết Dương lịch 2024, cũng như Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Tình hình thương mại, dịch vụ và vận tải trong tháng cụ thể như sau: 1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 01 năm 2024 ước tính đạt 2.848,6 tỷ đồng, tăng 6,56% so với tháng trước và tăng 5,89% so với cùng kỳ năm trước, xét theo cơ cấu ngành hàng: Lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất với 43,56%; xăng dầu các loại chiếm 11,23%; gỗ và vật liệu xây dựng chiếm 10,83%... So với tháng trước, một số nhóm ngành hàng tăng như: Lương thực, thực phẩm tăng 9,72%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 8,76%; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 7,06%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 6,53%; các nhóm ngành hàng còn lại tăng từ 0,70% đến 5,77%. So với cùng kỳ năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 5,89%, trong đó các nhóm ngành hàng tăng mạnh như: Gỗ và vật liệu xây dựng tăng 9,97%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục tăng 9,94%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 9,31%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 9,03%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 8,51%; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 8,30%; các nhóm ngành hàng còn lại tăng từ 3,66% đến 4,93%. 2. Hoạt động dịch vụ Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành có doanh thu tăng so với tháng trước do trong tháng có dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch. Doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 01 năm 2024 ước tính đạt 813,8 tỷ đồng, giảm 1,94% so với tháng trước và tăng 24,74% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 385,4 tỷ đồng, tăng 46,31% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lữ hành ước đạt 2,4 tỷ đồng, tăng 64,61%; dịch vụ khác ước đạt 426 tỷ đồng, tăng 9,92%. 3. Vận tải Tổng doanh thu hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa và dịch vụ vận tải tháng 01 năm 2024 ước đạt 276,2 tỷ đồng tăng 0,86% so với tháng trước và tăng 8,36% so với cùng kỳ năm trước. a. Vận tải hành khách Dự tính số lượt hành khách vận chuyển tháng 01/2024 đạt 375,05 nghìn lượt hành khách, số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 38.289,22 nghìn Hk.Km. So với tháng trước số lượt hành khách vận chuyển tăng 0,61%; số lượt hành khách luân chuyển tăng 0,55% trong đó: Số lượt hành khách vận chuyển đường bộ ước đạt 335,63 nghìn lượt hành khách, tăng 0,59%; số lượt khành khách luân chuyển ước đạt 37.906,52 nghìn Hk.Km, tăng 0,55%. So với cùng kỳ năm trước, số hành khách vận chuyển tăng 13,21%, số lượt hành khách luân chuyển tăng 13,72% trong đó: Số lượt hành khách vận chuyển đường bộ tăng 14,24%; số lượt khành khách luân chuyển tăng 13,81%. Doanh thu vận tải hành khách ước tính đạt 38,7 tỷ đồng, tăng 0,54 % so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước tăng 16,35% (trong đó vận tải đường bộ tăng 16,71%). b. Vận tải hàng hóa Dự ước tính tháng 01 khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 571,22 nghìn tấn, tăng 0,89% so với tháng trước và tăng 7,57% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 70.353,47 nghìn Tấn.Km tăng 0,86 % so với tháng trước và tăng 8,27% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khối lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ đạt 563,02 nghìn tấn, tăng 0,90% so với tháng trước và tăng 7,63% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển đường bộ 70.110,27 nghìn Tấn.Km tăng 0,86% so với tháng trước và tăng 8,28% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động vận tải hàng hoá ước đạt 230,2 tỷ đồng, tăng 0,92% so với tháng trước trong đó doanh thu hoạt động vận tải đường bộ đạt 229 tỷ đồng tăng 0,93%. So với cùng kỳ năm trước doanh thu hoạt động vận tải tăng 7,08% (trong đó vận tải đường bộ tăng 7,10%). c. Doanh thu dịch vụ vận tải Dự ước tháng 01 doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải, bốc xếp hàng hóa ước đạt 7,3 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 0,58% (trong đó dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 7,1 tỷ đồng, tăng 0,31%). So với cùng kỳ năm trước doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 9,92%.4. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 05/12/2023 về việc thực hiện các giải pháp, tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn đã hạn chế ảnh hưởng của biến động giá trong tháng của địa phương. Tuy nhiên giá xăng, dầu trong nước điều chỉnh do biến động giá xăng, dầu thế giới theo Quyết định của Liên bộ Công thương - Tài chính vào các ngày 04/01/2024; 11/01/2024 và 18/01/2024; nhu cầu tiêu dùng tăng ở một số mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 01 năm 2024 tăng nhẹ so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Tính chung chỉ số giá tiêu dùng tháng 01 năm 2024 tăng 0,90% so với tháng trước, tăng 1,18% so với cùng kỳ trước, thấp hơn mức tăng của năm 2022 và 2023. So với tháng trước, CPI tháng 01/2024 tăng 0,90% (khu vực thành thị tăng 0,74%; khu vực nông thôn tăng 0,97%), trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính (viết gọn là nhóm hàng hóa tiêu dùng) có 08 nhóm hàng hóa tăng giá, 03 nhóm hàng hóa không thay đổi giá, cụ thể: - Tám nhóm hàng hóa tiêu dùng có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 6,91% do nhu cầu biếu, tặng, sử dụng các loại đồ uống có cồn tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng do giá lương thực, thực phẩm tăng theo giá chung của thị trường những ngày giáp Tết. Sáu nhóm hàng hóa còn lại có mức tăng từ 0,07% - 0,96% - Ba nhóm hàng hóa tiêu dùng có chỉ số giá ổn định: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm giáo dục. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 01 tăng 1,18%, trong 11 nhóm hàng hóa tiêu dùng chính có 08 nhóm hàng hóa tiêu dùng tăng giá, 03 nhóm hàng hóa tiêu dùng giảm giá * Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ Chỉ số giá vàng tháng 01 năm 2024 tăng 2,88% so với tháng trước và tăng 13,46% so với cùng kỳ năm trước. Giá vàng bán ra bình quân trong tháng là 7.604.000 đồng/chỉ. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01 tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước. Giá USD bình quân là 2.456.000 đồng/100 USD. V. VỐN ĐẦU TƯ Thực hiện Công điện số 749/CĐ-TTg ngày 18/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các tháng cuối năm 2023; Công văn số 10093/BKHĐT-TH ngày 01/12/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành hướng dẫn đôn đốc các chủ đầu tư và các huyện, thành phố tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 trong đó: tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; tập trung tối đa nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ thi công và thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công. Bên cạnh đó các đơn vị được giao làm chủ đầu tư đã chủ động bám sát kế hoạch, đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án. Công tác giao kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư công năm 2024 cho các chủ đầu tư và các địa phương được chủ động từ sớm, đảm bảo bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện thực tế cũng như nhu cầu sử dụng vốn và theo đúng quy định, cụ thể như sau: Dự tính vốn đầu tư thực hiện tháng 01/2024 đạt 223,8 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước thực hiện 185,3 tỷ đồng chiếm 82,8%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước thực hiện 38,5 tỷ đồng chiếm 17,2%. So với kế hoạch năm 2024, ước tính vốn đầu tư thực hiện tháng 01/2024 chỉ bằng 5,83%, nguyên nhân tỷ lệ thực hiện thấp do là tháng đầu năm các dự án khởi công mới thường tập trung thực hiện triển khai công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây lắp, giải phóng mặt bằng nên tỷ lệ thực hiện chưa cao; nhiều công trình được bố trí bằng nguồn thu tiền sử dụng đất, nhưng việc thu tiền sử dụng đất chậm nên chưa có vốn để triển khai thực hiện. Mặt khác tháng 01/2024 tỉnh vẫn tiếp tục tập trung cao để giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. So với cùng kỳ năm trước tổng vốn đầu tư từ nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý giảm 5,37% trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh quản lý giảm 6,65%; vốn ngân sách cấp huyện quản lý tăng 1,32% (0,5 tỷ đồng). VI. TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG 1. Tài chính Trong tháng ngành Tài chính đã triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách năm 2023 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; Thông tư số 76/2023/TT-BTC ngày 29/12/2023 của Bộ Tài chính vể tổ chức điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Quyết định số 2689/QĐ-UBND ngày 11/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2024; Công văn số 201/UBND-TH ngày 15/01/2024 của UBND tỉnh chỉ đạo điều hành Tài chính ngân sách địa phương quý I/2024; Xây dựng phương án và triển khai phương án điều hành dự toán thu, chi ngân sách quý I năm 2024 theo Quyết định số 2689/QĐ-UBND ngày 11/12/2023 của UBND tỉnh về ban hành quy định về quản lý, điều hành ngân sách địa phương năm 2024; đảm bảo nguồn ngân sách chi đầy đủ, kịp thời tiền lương, phụ cấp, học bổng, trợ cấp và các khoản chi theo chế độ; thực hiện các khoản chi đảm bảo xã hội, chính sách xã hội dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Thu ngân sách địa phương tháng 01/2024 ước đạt 3.200 tỷ đồng, bằng 17,6% dự toán, trong đó: thu bổ sung từ ngân sách trung ương 3.000 tỷ đồng, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 200 tỷ đồng, bằng 4,4% dự toán HĐND tỉnh giao. Chi ngân sách tháng 01 dự kiến đạt 630 tỷ đồng, bằng 3,49% dự toán, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại của địa phương và nhiệm vụ phát sinh theo chỉ đạo của Tỉnh 2. Ngân hàng Hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn ổn định, tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng tháng 01/2024 ước thực hiện 14.000 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt ước thực hiện 15.500 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, tổng thu tiền mặt tăng 8,36%, tổng chi tiền mặt tăng 15,01%. Dư nợ tín dụng ước đạt 45.700 tỷ đồng, tăng 3,87% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 21.200 tỷ đồng, tăng 6,64%; dư nợ trung dài hạn đạt 24.500 tỷ đồng, tăng 1,59%. Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay các đối tượng chính sách đến 31/12/2024 là 6.232 tỷ đồng; nợ xấu toàn địa bàn là 368,6 tỷ đồng. Huy động vốn tại địa phương ước tính tháng 01/2024 đạt 34.312 tỷ đồng, tăng 13,78% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm 24.800 tỷ đồng, tăng 7,18%; tiền gửi các tổ chức kinh tế 9.500 tỷ đồng, tăng 35,49%. VII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI 1. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội * Chương trình việc làm: Các hoạt động tư vấn về chính sách lao động, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục được tăng cường. Kết quả tháng 01/2024 đã tư vấn 1.992 lượt người, đăng thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp lên Website và Fanpape Facebook cho 01 doanh nghiệp và 13 hồ sơ tìm việc thu hút 5.633 lượt người truy cập Website và 4.591 lượt người tiếp cận trang Facebook dịch vụ việc làm của Trung tâm. Chương trình việc làm tháng 01/2024 đã chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho khoảng 1.061 người; Công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được chú trọng triển khai thực hiện, đã kết nối thành công cho 07 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Trong đó: Nhật Bản 04, Đài Loan 03). Chính sách Lao động - Tiền lương: Tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện quy trình về thương lượng tập thể; đối thoại định kỳ; xây dựng và đăng ký Thỏa ước lao động, ký kết hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu vùng… theo quy định. Trong tháng đã tiếp nhận 01 thoả ước lao động tập thể của Quỹ tín dụng nhân dân xã Chiềng Sơn. Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước 14 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 16 triệu đồng/người/tháng và doanh nghiệp ngoài nhà nước 7,5 triệu đồng/người/tháng. Về thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, bình quân khối doanh nghiệp nhà nước là 04 triệu đồng/người, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 05 triệu đồng/người, khối doanh nghiệp ngoài nhà nước 2,67 triệu đồng/người, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện mức thưởng tết từ 0,6-8 triệu đồng. * Quản lý lao động là người nước ngoài: Công tác quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tiếp tục hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép cho lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn. * Lao động làm việc ngoài và trong tỉnh: Tổng số lao động đi làm việc ngoài tỉnh tính đến ngày 10/01/2024 là 95.217 người; Tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh 58.394 người, trong đó 3.774 tại cụm công nghiệp Phù Yên, Mộc Châu và khu công nghiệp Mai Sơn. * Kết quả triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2023 (số liệu tính đến 03/01/2024): Tổng số kinh phí đã thực hiện giải ngân: 239.363 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 45% trên tổng số kinh phí thực hiện Chương trình năm 2023 (Vốn đầu tư giải ngân được 192.451 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 77,4%; Vốn sự nghiệp giải ngân được 46.912 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 16,5%). * Về chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Trong tháng đã mở rộng và khai thác mới 05 đơn vị với 08 lao động tham gia BHXH. Tổng số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc toàn tỉnh hiện là 3.361 đơn vị. Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh, tính đến ngày 31/12/2023 tổng số người tham gia BHXH là 165.833 người, đạt 21,77% lực lượng lao động trong độ tuổi. * Giải quyết chính sách BHTN: Trong tháng đã thẩm định và ban hành 237 Quyết định về chính sách bảo hiểm thất nghiệp. * Công tác giáo dục nghề nghiệp: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai tuyên truyền đến người lao động trên địa bàn về thông báo tuyển dụng khoảng 400 lao động cử đi học nghề để làm việc tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam năm 2024. * Thực hiện chính sách Người có công: Trong tháng 01/2024, đã chủ động tham mưu, triển khai thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân của người có công đầy đủ, kịp thời (Đã giải quyết được 175 hồ sơ với tổng số tiền giải quyết trợ cấp 1.705,348 triệu đồng; Ban hành Quyết định hưởng chế độ tiền mai táng phí cho 11 đối tượng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng số tiền là 191,8 triệu đồng cho 01 đối tượng theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng số tiền là 18 triệu đồng. Thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng theo Thông tư số 53/2023/TT-BCA đối với 06 đối tượng là Công an nhân dân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg theo quy định với tổng số kinh phí là 14,835 triệu đồng; Điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng theo Thông tư số 82/2023/TT-BQP đối với 03 đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của 12 huyện, thành phố với tổng số kinh phí là 7,479 triệu đồng và 35 đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg của 12 huyện, thành phố với tổng số kinh phí là 82,147 triệu đồng). Phối hợp tổ chức Lễ đón nhận, bàn giao và an táng hài cốt liệt sĩ quy tập tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào mùa khô năm 2022 - 2023. Hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 theo quy định. * Công tác Bảo trợ xã hội, giảm nghèo (BTXH): Hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội nhân dịp Tết Nguyên đán. Rà soát, tổng hợp số hộ, số khẩu có nguy cơ thiếu đói trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và giáp hạt đầu năm 2024. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng BTXH được hưởng trợ cấp thường xuyên và đột xuất theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó ưu tiên nhóm đối tượng là người có công, gia đình chính sách, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng trợ giúp xã hội khác. Tổng số đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội là 43.544 người, trong đó: tại cộng đồng 43.006 người, nhận nuôi dưỡng tại cộng đồng 366 người. Hiện tại, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang chăm sóc, nuôi dưỡng 102 đối tượng, trong đó có 94 trẻ em, 08 người cao tuổi; Trung tâm Điều trị và nuôi dưỡng PHCN BNTT chăm sóc 76 đối tượng chính sách. Trong tháng cấp mới 1.899 thẻ BHYT cho các đối tượng, trong đó: 211 thẻ cho đối tượng người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; 108 thẻ cho đối tượng hưởng trợ cấp BTXH hàng tháng; 1.513 thẻ cho đối tượng DTTS đang sinh sống tại vùng ĐK KTXH khó khăn; 67 thẻ cho NCT từ 80 tuổi trở lên hưởng trợ cấp hàng tháng. * Kết quả công tác chữa trị cai nghiện ma túy tại các Cơ sở Điều trị nghiện ma túy trong tháng: Số người nghiện ma tuý đầu kỳ 1.746 người; số người nghiện vào 239 người, số người nghiện ra 170 người; Người nghiện quay lại 05 người. Hiện tại các Cơ sở điều trị nghiện ma túy đang quản lý, giáo dục, chữa trị, cai nghiện cho 1.820 người nghiện ma túy. * An toàn, vệ sinh lao động: Thực hiện tuyên truyền Luật An toàn, vệ sinh lao động đến các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và ban hành các văn bản hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện nghiêm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong tháng trên địa bàn toàn tỉnh không xảy ra tai nạn lao động. Trong tháng 12/2023 Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện các chương trình cho vay đối với 3.275 lượt khách hàng với tổng số tiền 183.287,5 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 36.334 lượt khách hàng với tổng số tiền 1.755.610,41 triệu đồng. 2. Giáo dục và đào tạo Tổ chức thành công Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2023-2024. Kết quả chung: 93/95 dự án đoạt giải. Các cơ sở giáo dục tổ chức sơ kết học kỳ 1 năm học 2023-2024. Hoàn thiện hồ sơ đánh giá ngoài của 22 trường mầm non đợt 1 năm học 2023-2024. Tổng hợp hồ sơ đăng ký dự thi Hội thi GVMN dạy giỏi cấp tỉnh lần thứ XI năm học 2023-2024. Chỉ đạo các đơn vị đánh giá xếp loại học kỳ I, sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên. Chỉ đạo các đơn vị tiếp tục tổ chức dạy bù đắp kiến thức cho học sinh, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt lớp cuối cập. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ I. Tổ chức thi Khoa học - kỹ thuật cấp tỉnh, đăng ký tham gia thi quốc gia. Hướng dẫn hoàn thiện các dự án thi Khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia. 3. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân * Các ổ dịch trong tháng Ổ dịch Sốt xuất huyết Dengue tại huyện Mai Sơn, trong tháng tính đến ngày 31/12/2023 lũy tích ca mắc là 213 ca, lũy tích khỏi 213 ca, lũy tích mẫu test nhanh dương là 213 mẫu. Hiện tại ổ dịch đã thúc ngày 21/12/2023. * Hoạt động y tế dự phòng - Tiêm chủng mở rộng Kết quả tiêm chủng trong tháng (số liệu tính từ 01/01/2023 đến 30/11/2023). Tổng số trẻ dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ là 9.830 trẻ đạt 47,9% (giảm 40,2%); Số trẻ được tiêm vắc xin Viêm gan B trong 24h đầu sau sinh là 13.826 trẻ, đạt 67,4% (giảm 9,4%); tiêm Sởi 12.915 trẻ đạt 63% (giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022). * Công tác phòng, chống HIV/AIDS Trong tháng số người nhiễm HIV phát hiện mới là 30 người (tăng 29 người so với cùng kỳ năm 2022), số người nhiễm HIV lũy tích trong toàn tỉnh là 9.591 người (còn sống 4.991 người); số tử vong do AIDS là 16 người (tăng 06 người so với cùng kỳ năm 2022), số người tử vong lũy tích do AIDS là 4.322 người. Tính đến 31/12/2023, tổng số bệnh nhân đang điều trị Methadone trên toàn tỉnh là 1.129 bệnh nhân; điều trị PreP 553 bệnh nhân; Lũy tích điều trị PreP 622 bệnh nhân. * Hoạt động khám chữa bệnh Kết quả thực hiện khám chữa bệnh trong tháng: Số lượt khám bệnh là 113.557 lượt. Bệnh nhân điều trị nội trú 18.181 người, bệnh nhân điều trị ngoại trú 62.660 người; số bệnh nhân chuyển tuyến 6.367 lượt (chuyển về Trung ương: 219 lượt, chuyển tuyến tỉnh: 1.167 lượt, chuyển tuyến huyện: 4.981 lượt). * Tình hình ngộ độc thực phẩm Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024. Xây dựng dự thảo kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2024 của BCĐ về ATTP. Duy trì sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, trang thiết bị, vật dụng chủ động cùng các đơn vị có liên quan điều tra, xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố về ngộ độc thực phẩm đông người. Trong tháng ghi nhận 01 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với 08 người mắc; có 60 ca mắc rải rác. Không có ca tử vong do ngộ độc thực phẩm. 4. Văn hóa, thông tin, thể thao Tập trung tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh trong tháng 01 năm 2024 như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền tết dương lịch; đảm bảo ANTT, ATGT, PCCC-CHCN;… và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tháng 01/2024. Thể thao thành tích cao: Ban hành Quyết định thải loại, triệu tập vận động viên các đội tuyển; quyết định cử huấn luyện các đội tuyển; Quyết định vận động viên triệu tập đội tuyển quốc gia… Thể thao quần chúng: Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động các Câu lạc bộ thể dục thể thao trong toàn tỉnh. Giúp các đơn vị, huyện thành phố, ngành tổ chức các hoạt động TDTT cấp cơ sở; chuẩn bị họp BTC Giải thi các môn thể thao dân tộc: Đẩy gậy, Kéo co, Tung Còn, Tu Lu, Đi Cà Kheo. 5. Tình hình trật tự an toàn xã hội + Tội phạm về trật tự xã hội: Xảy ra 24 vụ (giảm 07 vụ), hậu quả 02 người chết, 02 người bị thương, thiệt hại tài sản khoảng 1,84 tỷ đồng, đã khám phá 23/24 vụ (95,83%), 53 đối tượng; thu giữ, thu hồi tài sản khoảng 46 triệu đồng. Khởi tố 25 vụ, 47 bị can; xử lý hành chính 02 đối tượng (cả kỳ trước chuyển sang). + Vi phạm về TTXH: Phát hiện, xử lý hành chính 10 vụ, 26 đối tượng (tăng 02 vụ, 02 đối tượng), phạt tiền 43,375 triệu đồng. + Phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng và chức vụ: Phát hiện 08 vụ, 19 đối tượng (tăng 08 vụ, 19 đối tượng), khởi tố 08 vụ, 19 bị can. Cụ thể: Buôn bán, tàng trữ hàng cấm: phát hiện, khởi tố 02 vụ, 02 bị can; Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự: phát hiện, khởi tố 03 vụ, 03 bị can; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai: phát hiện, khởi tố 01 vụ, 07 bị can; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: phát hiện, khởi tố 01 vụ, 03 bị can; Giả mạo trong công tác: phát hiện, khởi tố 01 vụ, 03 bị can; Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản: phát hiện, khởi tố bổ sung 01 bị can (vụ kỳ trước chuyển sang). + Vi phạm về lĩnh vực trật tự quản lý kinh tế: Phát hiện, xử lý hành chính 152 vụ, 148 đối tượng (tăng 152 vụ, 148 đối tượng), phạt tiền 274,6 triệu đồng. + Tội phạm sử dụng công nghệ cao: Phát hiện 02 vụ, 09 đối tượng (tăng 02 vụ, 09 đối tượng), cụ thể: Tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua mạng: phát hiện, khởi tố 01 vụ, 08 bị can; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: phát hiện, khởi tố 01 vụ, 01 bị can. + Vi phạm sử dụng công nghệ cao: Phát hiện, lập biên bản xử lý hành chính 03 vụ, 08 đối tượng (tăng 02 vụ, 07 đối tượng), phạt tiền 65,625 triệu đồng hành vi đăng tải thông tin chưa được xác thực, kiểm chứng, gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội. + Phạm tội về ma túy: Phát hiện 268 vụ, 335 đối tượng (tăng 249 vụ, 315 đối tượng). Vật chứng thu giữ: 3,53kg hêrôin; 96.217 viên ma túy tổng hợp; 104,99 gam nhựa thuốc phiện; 01 khẩu súng quân dụng và 02 viên đạn, 01 ô tô, 40 xe máy, 43 điện thoại di động, 24 triệu đồng và một số vật chứng liên quan. Khởi tố 226 vụ, 275 bị can; xử lý hành chính 11 đối tượng (cả kỳ trước chuyển sang). + Vi phạm lĩnh vực phòng chống và kiểm soát ma túy: Phát hiện, xử lý hành chính 31 vụ, 47 đối tượng (tăng 29 vụ, 45 đối tượng), phạt tiền 61 triệu đồng. + Tình hình khác: Xảy ra 05 vụ (tăng 03 vụ), hậu quả 05 người chết, 01 người bị thương, gồm: Tai nạn rủi ro: 03 vụ, hậu quả 03 người chết, 01 người bị thương; Can phạm chết: 02 vụ, hậu quả 02 người chết. 6. An toàn giao thông Trong tháng xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông làm chết 10 người, bị thương 13 người (giảm 04 vụ, 04 người chết, bằng số người bị thương so với tháng trước). 7. Thiệt hại do thiên tai Tính từ ngày 14/12/2023 đến ngày 15/01/2024 trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra 01 đợt rét đậm, rét hại gây ra thiệt hại về vật nuôi trên địa bàn huyện Thuận Châu, huyện Vân Hồ. Cụ thể: Thiệt hại về gia súc 20 con (trâu, bò, nghé, lợn....), tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 132,0 triệu đồng. 8. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ Trong tháng không xảy ra vụ việc nào. Phạm tội về môi trường: Phát hiện 01 vụ, 06 đối tượng (tăng 01 vụ, 06 đối tượng), khởi tố 05 bị can. Vi phạm về môi trường: Phát hiện, xử lý hành chính 137 vụ, 139 đối tượng (tăng 133 vụ, 135 đối tượng), phạt tiền 447,91 triệu đồng.Trên đây là Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La tháng 01 năm 2024./.
TÍN HIỆU TÍCH CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
- 12/03/2024 12:31
Tiếp nối đà tăng trưởng tích cực của năm 2023 và triển vọng thu hút đầu tư năm 2024, hoạt động đăng ký kinh doanh những tháng đầu năm diễn ra sôi động mặc dù bức tranh kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hơn 41,1 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường trong 2 tháng đầu năm nay, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, là tín hiệu tích cực để hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mớiTrong 2 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng, vốn đăng ký và số lao động so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có hơn 22,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 218,7 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 154,3 nghìn lao động (tăng 12,4% về số doanh nghiệp, tăng 32,8% về vốn đăng ký và tăng 29% về số lao động so với cùng kỳ năm 2023).Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 9,9 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023; tổng số vốn đăng ký đã quay trở lại mức trên 200 nghìn tỷ đồng của giai đoạn 2019-2022, đạt 218,7 nghìn tỷ đồng. Nếu tính cả 300,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 6.331 doanh nghiệp tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong hai tháng đầu năm 2024 là 519,6 nghìn tỷ đồng, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.Phân theo ngành kinh tế, số lượng doanh nghiệp thành lập mới 2 tháng đầu năm 2024 của 12 ngành trong số 17 ngành tăng so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (tăng 19,2%); Khai khoáng (tăng 28,8%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 17,4%); Xây dựng (tăng 6,8%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (tăng 20,2%); Vận tải kho bãi (tăng 26,5%); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 2,9%); Hoạt động kinh doanh bất động sản (tăng 0,4%); Giáo dục và đào tạo (tăng 16,3%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (tăng 19,4%); Hoạt động dịch vụ khác (tăng 21,5%); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (tăng 2,5%).Ở chiều ngược lại, các ngành ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập giảm so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể: Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (giảm 0,7%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 8,7%); Thông tin và truyền thông (giảm 0,9%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (giảm 0,4%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (giảm 5,9%).Theo vùng kinh tế – xã hội, có 5/6 vùng có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023: Đồng bằng sông Hồng (6.678 doanh nghiệp, tăng 9,9%); Trung du và miền núi phía Bắc (1.199 doanh nghiệp, tăng 23,5%); Tây Nguyên (629 doanh nghiệp, tăng 24,6%); Đông Nam Bộ (9.513 doanh nghiệp, tăng 16,8%); Đồng bằng sông Cửu Long (1.677 doanh nghiệp, tăng 8,4%). Riêng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung ghi nhận số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2023 (2.432 doanh nghiệp, giảm 0,2%).Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt độngBên cạnh đó, cả nước có gần 19 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong hai tháng đầu năm 2024 lên gần 41,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có hơn 20,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.Theo ngành kinh tế, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 11/17 ngành, cụ thể: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (271 doanh nghiệp; tăng 11,5%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (2.210 doanh nghiệp, tăng 14,4%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (320 doanh nghiệp, tăng 5,3%); Xây dựng (2.291 doanh nghiệp; tăng 1,5%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (6.856 doanh nghiệp, tăng 1,1%); Vận tải kho bãi (880 doanh nghiệp, tăng 2,8%); Thông tin và truyền thông (449 doanh nghiệp, tăng 19,7%); Hoạt động kinh doanh bất động sản (843 doanh nghiệp, tăng 38,7%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (1.449 doanh nghiệp, tăng 12,0%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (85 doanh nghiệp, tăng 10,4%); Hoạt động dịch vụ khác (576 doanh nghiệp, tăng 9,1%). Các lĩnh vực còn lại ghi nhận số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, cụ thể: Khai khoáng (101 doanh nghiệp, giảm 21,1%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (931 doanh nghiệp, giảm 3,5%); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (163 doanh nghiệp, giảm 2,4%); Giáo dục và đào tạo (485 doanh nghiệp, giảm 8,1%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (161 doanh nghiệp, giảm 5,3%); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (898 doanh nghiệp, giảm 6,9%).Tình hình doanh nghiệp gia nhập thị trường 2 tháng đầu năm giai đoạn 2020 – 2024Để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời gian tới thì cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, trong đó tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm sau:– Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư: chủ động và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật.– Nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh: nghiên cứu, rà soát ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; đưa ra khỏi danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với những ngành nghề có thể áp dụng các biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn và bãi bỏ các điều kiện kinh doanh theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tăng cường công tác thông tin, chia sẻ dữ liệu đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.– Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp: tiếp tục thực hiện các giải pháp hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các động lực tăng trưởng. Tháo gỡ các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng; giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng kịp thời cho doanh nghiệp, người nộp thuế đảm bảo đúng đối tượng, chính sách, quy định. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.– Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.– Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh như hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; chú trọng giải pháp tư vấn, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp với các nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp, tài chính, nhân sự, thị trường, quản trị rủi ro, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tham gia chuỗi giá trị bền vững, thủ tục hành chính,… Đa dạng hóa và phát triển hiệu quả hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh, vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cơ sở kỹ thuật dùng chung, hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.– Triển khai sâu rộng các hoạt động cung cấp thông tin, kết nối, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp trong nước. Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại đến các thị trường xuất khẩu, hỗ trợ hàng hóa trong nước tiếp cận mạng lưới hệ thống bán lẻ tại nước ngoài.– Cập nhật, tuyên truyền, phổ biến về các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động nắm bắt, ứng phó kịp thời với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.– Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về ngành hàng; thị trường; quy định, tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu của các nước và các cam kết theo các Hiệp định thương mại tự do và các cam kết quốc tế khác.
TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM ĐỀ XUẤT NHIỀU NỘI DUNG QUAN TRỌNG TẠI KỲ HỌP LẦN THỨ 55 CỦA ỦY BAN THỐNG KÊ LIÊN HỢP QUỐC
- 12/03/2024 12:27
Từ ngày 27/02 đến 01/3/2024, Đoàn đại biểu cấp cao của Tổng cục Thống kê Việt Nam do Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương làm trưởng đoàn đã tham dự Kỳ họp lần thứ 55 của Ủy ban Thống kê Liên Hợp Quốc (UNSC55) tại New York, Hoa Kỳ.Ủy ban Thống kê Liên Hợp Quốc (UNSC) là cơ quan cao nhất trong hệ thống thống kê quốc tế có nhiệm vụ xây dựng và phê duyệt tiêu chuẩn thống kê toàn cầu. Kỳ họp UNSC55 năm nay thảo luận và thông qua 31 nội dung nghiệp vụ, tập trung thảo luận một số vấn đề trọng tâm, gồm: Khoa học dữ liệu; Thống kê năng lực quản trị; Dữ liệu và chỉ tiêu Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Các nguyên tắc hoạt động thống kê của Liên Hợp Quốc; Phương thức làm việc của Ủy ban Thống kê Liên Hợp Quốc; Hợp tác thống kê trong khu vực và toàn cầu.Tại Kỳ họp UNSC55, Đoàn Việt Nam phát biểu tham luận về 05 nội dung: (1) Phương thức hoạt động của Ủy ban Thống kê; (2) Dữ liệu và chỉ tiêu Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; (3) Khoa học dữ liệu; (4) Thống kê nông nghiệp và nông thôn; (5) Tổng điều tra dân số và nhà ở.Việt Nam ghi nhận và ủng hộ Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc trong triển khai các công việc liên quan đến Phương thức hoạt động của Ủy ban Thống kêPhát biểu về Phương thức hoạt động của Ủy ban Thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam ghi nhận và ủng hộ Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc (UNSD) trong triển khai các công việc liên quan đến Phương thức hoạt động của Ủy ban Thống kê. Trong bối cảnh biến động toàn cầu, số lượng quốc gia tham gia vào Liên Hợp Quốc ngày càng tăng lên so với trước đây, việc UNSD triển khai các sáng kiến và hoạt động liên quan đến Phương thức hoạt động của Ủy ban Thống kê đã chứng minh cam kết của Liên Hợp Quốc về một cộng đồng thống kê đại diện hơn, đặc biệt đối với các nước đang phát triển theo đúng phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” do các cơ quan Liên Hợp Quốc khởi xướng.Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phân chia tính đại diện theo phân vùng địa lý công bằng hơn và có tính đến tính đại diện cấp tiểu vùng của nhóm các quốc gia hải đảo nhỏ đang phát triển và nhóm các quốc gia kém phát triển nhất, Việt Nam ủng hộ Tài liệu nghiên cứu cơ sở “Tính đại diện vì mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau” do Bộ phận thường trực biên soạn và Lộ trình tăng thành viên Ủy ban Thống kê (2026-2028) công bố trong hội thảo trực tuyến do UNSD tổ chức vào ngày 31/01/2024.Việt Nam mong muốn UNSD nhanh chóng thực hiện các thủ tục cần thiết theo kế hoạch đề ra để trình ECOSOC thông qua Nghị quyết, làm cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động của Ủy ban Thống kê từ năm 2025. Với việc tăng thêm số lượng thành viên, Việt Nam đề nghị UNSD triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cho công chức thống kê các nước đặc biệt các nước đang phát triển.Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương (thứ nhất từ trái sang) dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Tổng cục Thống kê Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 55 của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc tại New York, Hoa KỳViệt Nam luôn nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu của mục tiêu phát triển bền vữngVề nội dung Dữ liệu và chỉ tiêu Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, góp ý cho Báo cáo của Nhóm liên cơ quan và chuyên gia về các mục tiêu phát triển bền vững (IAEG), Tổng cục Thống kê Việt Nam đánh giá cao công việc của IAEG trong năm 2023 và nhất trí với đề xuất sửa đổi hàng năm cho các chỉ tiêu SDG trong Phụ lục 1 của báo cáo. Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng nhất trí cao với các tiêu chí đề xuất cho đợt đánh giá toàn diện khung chỉ tiêu vào năm 2025, với mục đích đưa ra là không làm thay đổi đáng kể khung chỉ tiêu SDG ban đầu đã được triển khai ở hầu hết các quốc gia; hoặc tăng gánh nặng báo cáo lên hệ thống thống kê quốc gia.Kể từ khi khung chỉ tiêu SDG toàn cầu được thông qua, Việt Nam đã nội địa hóa và xây dựng Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm 158 chỉ tiêu (bao gồm cả chỉ tiêu SDG toàn cầu và chỉ tiêu riêng biệt của Việt Nam); và đã rất nỗ lực trong việc thực hiện các chỉ tiêu SDG này. Trong năm 2024, Việt Nam đang có kế hoạch sửa đổi Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam để phù hợp với bối cảnh mới và làm tăng tính sẵn có dữ liệu để báo cáo cho khung chỉ tiêu SDG toàn cầu. Trong quá trình sửa đổi, Việt Nam sẽ rà soát, cập nhật các thay đổi mà nhóm IAEG đã thực hiện hàng năm, đánh giá khả năng thực hiện tại Việt Nam để quy định cho phù hợp, đồng thời sẽ tiếp tục học hỏi những kinh nghiệm hay từ các quốc gia khác thông qua trang web “The SDG Good Practices”.Góp ý cho Báo cáo của Nhóm cấp cao về hợp tác, điều phối và nâng cao năng lực thống kê phục vụ Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Tổng cục Thống kê Việt Nam nhất trí với Tuyên bố Hàng Châu là: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu Cape Town vì dữ liệu phát triển bền vững. Trong đó nhấn mạnh rằng, dữ liệu chất lượng cao, kịp thời, mở và toàn diện là then chốt để đẩy nhanh tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và Chương trình nghị sự 2030 yêu cầu tiếp tục thúc đẩy đổi mới dữ liệu, tăng cường hợp tác và tài chính cho dữ liệu thông qua thực hiện sáng kiến “Dữ liệu cho hiện tại – Data for Now”; hay triển khai chương trình mới về dữ liệu do công dân tạo ra để trao quyền cho các cá nhân và cộng đồng đóng góp vào việc sản xuất dữ liệu, kiểm soát dữ liệu và cải thiện cuộc sống của họ.Tại Việt Nam, nhằm tăng cường đổi mới dữ liệu cho phát triển bền vững, Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng đang tham gia dự án “Data for Now” để học hỏi và tăng cường thu thập dữ liệu cho một số chỉ tiêu SDG. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện báo cáo quốc gia tự nguyện và báo cáo SDG của quốc gia, ngoài việc sử dụng dữ liệu thống kê chính thức, Việt Nam cũng đang ngày càng mở rộng sự tham gia từ các tổ chức xã hội, dân sự vào quá trình thực hiện SDG của Việt Nam.Tuy nhiên, những nguồn dữ liệu mới này chưa được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, nên Tổng cục Thống kê Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện đổi mới nguồn dữ liệu, do đó mong muốn nhận được hỗ trợ nhiều hơn từ các tổ chức quốc tế về nội dung này để có thể sớm áp dụng và thực hiện tại Việt Nam.Thống kê Việt Nam đang từng bước nghiên cứu, sử dụng các nguồn dữ liệu khác thay thế cho nguồn dữ liệu điều tra trong sản xuất thông tin thống kêPhát biểu về nội dung Khoa học dữ liệu, Tổng cục Thống kê Việt Nam đánh giá cao những thành tựu đạt được của Ủy ban Chuyên gia về Dữ liệu lớn và Khoa học dữ liệu thống kê chính thức và các nhóm công tác (task team) của Ủy ban trong 10 năm thực hiện các nhiệm vụ nhằm định hướng và thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu lớn và khoa học dữ liệu trong thống kê chính thức. Nhất trí với các công việc tiếp theo của Ủy ban Chuyên gia về sử dụng dữ liệu lớn trong công tác thống kê.Cùng với xu hướng chung, thống kê Việt Nam đang từng bước nghiên cứu, sử dụng các nguồn dữ liệu khác thay thế cho nguồn dữ liệu điều tra trong sản xuất thông tin thống kê, trong đó có nguồn dữ liệu hành chính và dữ liệu lớn.Đối với nguồn dữ liệu hành chính: Việt Nam đã sử dụng các dữ liệu vi mô từ cơ quan thuế, dữ liệu hải quan trong biên soạn các chỉ tiêu thống kê; sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp từ dữ liệu hành chính của các Bộ, ngành như nông nghiệp, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, thu chi ngân sách nhà nước, ngân hàng… trong biên soạn thông tin thống kê. Đang tiếp tục nghiên cứu và phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để kết nối dữ liệu hành chính (dữ liệu vi mô) phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia.Đối với nguồn dữ liệu lớn: Việt Nam đang nghiên cứu, thí điểm thu thập dữ liệu lớn để biên soạn chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá bất động sản giúp hỗ trợ tính toán các chỉ tiêu thống kê quốc gia; đang nghiên cứu sử dụng dữ liệu viễn thám cho thống kê lĩnh vực nông nghiệp; ứng dụng máy học trong thực hiện mã hóa ngành kinh tế. Tuy nhiên, các hoạt động mới dừng ở nghiên cứu và thí điểm, chưa được áp dụng thực hiện trong thống kê chính thức tại Việt Nam. Một trong những thách thức của áp dụng dữ liệu lớn tại Việt Nam: (i) chưa đủ căn cứ pháp lý để thực hiện; (ii) chưa hoàn chỉnh phương pháp luận áp dụng cho Việt Nam; (iii) chưa được các cơ quan/tổ chức quản lý dữ liệu lớn cho phép tiếp cận và sử dụng chính thức.Để thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học dữ liệu trong công tác thống kê, Tổng cục Thống kê mong muốn được tham gia nhiều hơn nữa trong các hoạt động của Ủy ban và nhận được các hỗ trợ cần thiết để Việt Nam sử dụng nguồn dữ liệu lớn cho công tác thống kê, cụ thể là tham gia các hoạt động nghiên cứu, thí điểm của Ủy ban; tham dự các khóa đào tạo trực tiếp và trực tuyến, đặc biệt các khóa đào tạo trực tiếp về sử dụng dữ liệu lớn cho công tác thống kê.Việt Nam tích cực chuẩn bị cho Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025Trong nội dung Thống kê nông nghiệp và nông thôn, Tổng cục Thống kê Việt Nam nói về Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Đây là lần thứ 6 Việt Nam thực hiện Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp (lần đầu tiên thực hiện vào năm 1994). Phạm vi của Tổng điều tra tập trung vào 3 trụ cột lớn: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Phạm vi này rộng hơn so với Tổng điều tra nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Kết quả Tổng điều tra đảm so sánh quốc tế.Kỳ Tổng điều tra lần này có nhiều nội dung đổi mới, trong đó có nội dung đổi mới để tính toán các chỉ tiêu phát triển bền vững, thông tin về số hóa, sử dụng AI trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, thông tin về khả năng tiếp cận năng lượng sạch của khu vực nông thôn. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 có những đổi mới về phương pháp thu thập thông tin, trong đó sử dụng điều tra CAPI cho toàn bộ các đơn vị hộ, trang trại và dùng Webform để thu thập thông tin cấp xã.Hiện Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện các công tác chuẩn bị: Cập nhật danh sách các đơn vị điều tra, điều tra thí điểm, và các công việc liên quan. Tổng cục Thống kê Việt Nam đề xuất Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) hỗ trợ xây dựng nội dung Tổng điều tra đáp ứng các chỉ tiêu phát triển bền vững và các phương thức sản xuất mới trong nông nghiệp; Hỗ trợ rà soát, lập danh sách các đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, nhằm thu thập thông tin đầy đủ của Tổng điều tra và làm dàn mẫu cho các cuộc điều tra thường xuyên.Về đổi mới phương pháp tính giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; nghiên cứu phương pháp hạch toán giá trị thu từ dịch vụ môi trường rừng và thu từ bán tín chỉ các bon trong hệ thống tài khoản quốc gia: Tổng cục Thống kê VIệt Nam đang áp dụng tính giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nhằm biên soạn GDP và GRDP theo phương pháp sản xuất. Giá trị sản xuất NLTS tính theo giá so sánh bằng cách lấy sản lượng năm hiện hành nhân (x) với giá bán sản phẩm năm 2010. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành sử dụng giá trị sản xuất theo giá so sánh và nhân (x) với chỉ số giá năm hiện hành so năm gốc 2010 của nhóm sản phẩm. Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang nghiên cứu, đổi mới phương pháp tính giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản do việc tính Giá trị sản xuất theo giá hiện hành dựa vào giá trị sản xuất theo giá so sánh không phản ánh được kịp thời sự thay đổi về giá trị của sản phẩm do chất lượng sản phẩm thay đổi.Tại Hội nghị, Tổng cục Thống kê Việt Nam đề xuất, các tổ chức, cơ quan thống kê phát triển trên thế giới hỗ trợ, chia sẻ phương pháp luận tính giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo phương pháp hiện đại và đảm bảo đầy đủ các hoạt động; nghiên cứu hạch toán giá trị thu từ dịch vụ môi trường rừng và thu từ bán tín chỉ cac-bon để phù hợp với phương pháp luận của hệ thống tài khoản quốc gia.Toàn cảnh Kỳ họp lần thứ 55 của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốcViệt Nam sẽ tập trung cải tiến thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ởTrong nội dung Tổng điều tra Dân số và nhà ở, Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, Tổng điều tra dân số và nhà ở tại Việt Nam là 1 trong 3 cuộc tổng điều tra thống kê được quy định trong Luật Thống kê, được thực hiện 10 năm một lần vào các năm có tận cùng là 9. Tổng điều tra dân số và nhà ở chu kỳ 2020 được thực hiện vào năm 2019; là cuộc Tổng điều tra dân số lần thứ 5 tại Việt Nam.Phương pháp luận thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam cơ bản được thực hiện theo hướng dẫn và khuyến nghị của thống kê Liên Hợp Quốc.Trong kỳ Tổng điều tra năm 2019, Việt Nam đã áp dụng gần như hoàn toàn (99,9%) phiếu điều tra điện tử, hầu hết là qua thiết bị điện tử di động thông minh (CAPI). Với việc áp dụng phiếu điều tra điện tử và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý, làm sạch dữ liệu, chỉ sau 02 tháng Việt Nam đã công bố được kết quả sơ bộ và sau 08 tháng có thể công bố được kết quả chính thức. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở được công bố trên nhiều hình thức khác nhau bao gồm: Hội nghị công bố; các ấn phẩm (Sơ bộ, chính thức, toàn bộ, chuyên sâu…); Kho dữ liệu; Trang dữ liệu không gian về dân số và phát triển…Mặc dù Tổng điều tra dân số được thực hiện trên toàn bộ các địa bàn điều tra trên cả nước nhưng Việt Nam hiện chưa có hệ thống bản đồ số tới cấp địa bàn và hệ thống số hóa các đơn vị nhà ở. Bên cạnh đó, Tổng điều tra dân số của Việt Nam chưa thu thập được thông tin về người nước ngoài. Với mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”, người nước ngoài lần đầu được đưa vào là đối tượng điều tra trong Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.Nhằm cải tiến thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2029, Tổng cục Thống kê Việt Nam đề nghị được hỗ trợ nâng cao năng lực trong việc: Nghiên cứu áp dụng phương pháp luận, công nghệ về xây dựng hệ thống bản đồ số đến cấp địa bàn điều tra và số hóa các đơn vị nhà ở; thu thập thông tin về người nước ngoài; Ứng dụng các phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin khác nhau; sử dụng nguồn dữ liệu hành chính cho Tổng điều tra./.